Tiêu hủy phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất, gia công Xuất khẩu

Ở quy trình báo cáo quyết toán hải quan, quản lý phế liệu phế phẩm là một khâu quan trọng, việc này giúp hình thành quá trình cấu thành lên định mức. Nếu làm đúng còn giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí tối đa, đồng thời đảm bảo khâu xử lý phế liệu, phế phẩm an toàn trong việc bảo vệ môi trường và duy trì công tác phát triển bền vững. Vậy việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm như thế nào hãy cùng VSA tìm hiểu nhé!

1. Thế nào được coi là phế liệu, phế phẩm, phế thải?
– Phế liệu là nguyên vật liệu loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn giá trị sử dụng ban đầu được thu hồi để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác;
– Phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất, …) bị loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và không đạt chất lượng để xuất khẩu;
– Phế thải là các loại vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả tiền để xử lý, không bán được (không cần thông báo với cơ quan hải quan khi xử lý, tự lưu, cung cấp giấy tờ khi cơ quan hải quan yêu cầu.

2. Các hình thức xử lý phế liệu, phế phẩm
Theo khoản 42 điều 1 thông tư 39 có quy định Các hình thức xử lý nguyên liệu, vật tư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn bao gồm:

“a) Bán tại thị trường Việt Nam;
b) Xuất khẩu trả ra nước ngoài;
c) Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam;
d) Biếu, tặng tại Việt Nam;
đ) Tiêu hủy tại Việt Nam.”

3. Hướng dẫn doanh nghiệp tiêu hủy phế liệu, phế phẩm
a. Điều kiện tiêu hủy phế liệu, phế phẩm
Theo Điều 44 Nghị định 69/2018/NĐ-CP:

“4. Việc tiêu hủy các phế liệu, phế phẩm, phế thải (nếu có) chỉ được phép thực hiện sau khi có văn bản cho phép của Sở Tài nguyên – Môi trường và phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan. Trường hợp không được phép hủy tại Việt Nam thì phải tái xuất theo chỉ định của bên đặt gia công.”

b. Thủ tục hải quan tiêu hủy phế liệu, phế phẩm
Theo khoản 42 điều 1 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC về Thủ tục hải quan tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:

“42. Điều 64 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 64: Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn

3. Thủ tục hải quan

d) Tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân;
d.3) Cơ quan hải quan thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trừ trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tiêu hủy có trị giá dưới 1.000.000 đồng hoặc số tiền thuế dưới 50.000 đồng.
d.4) Trường hợp cơ quan hải quan giám sát trực tiếp việc tiêu hủy, khi kết thúc tiêu hủy, các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy.
Riêng đối với tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan không thực hiện việc giám sát.”

c. Thời gian thực hiện thủ tục giải quyết các phế phẩm, phế liệu
Khoản 42 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về thời gian thực hiện thủ tục giải quyết các phế phẩm, phế liệu:

“42. Điều 64 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 64: Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
1. Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc thực hiện các thủ tục giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với phế thải, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.
Hết thời hạn nêu trên, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định….”

4. Kết luận
Trong 30 ngày từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực, công ty phải hoàn thành thủ tục giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, …
Đầu tiên, Công ty cần gửi văn bản và được sở Tài nguyên môi trường chấp thuận.
Sau khi có văn bản cho phép, công ty gửi văn bản đến Chi cục Hải Quan để thông báo. Việc tiêu hủy phế liệu phế phẩm được cơ quan Hải quan giám sát theo nguyên tắc quản lý rủi ro trừ các nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tiêu hủy có trị giá dưới 1.000.000 đồng hoặc số tiền thuế dưới 50.000 đồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *