LƯU Ý KHI CÔNG TY NƯỚC NGOÀI CHUYỂN NHƯỢNG VỐN

  1.  Căn cứ pháp lý
  • Tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định:

‘’Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. Các tổ chức này nếu có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Điều 14 Chương IV Thông tư này.’’

  •  Tại Điều 14 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định chuyển nhượng vốn góp:

“Điều 14. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

1.Phạm vi áp dụng:

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác (bao gồm cả trường hợp bán doanh nghiệp). Thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn.

2.Căn cứ tính thuế:

a) Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định:

Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng Giá mua của phần vốn chuyển nhượng Chi phí chuyển nhượng

Trong đó:

– Giá chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng.

Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng vốn quy định việc thanh toán theo hình thức trả góp, trả chậm thì doanh thu của hợp đồng chuyển nhượng không bao gồm lãi trả góp, lãi trả chậm theo thời hạn quy định trong hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường, cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá chuyển nhượng. Doanh nghiệp có chuyển nhượng một phần vốn góp trong doanh nghiệp mà giá chuyển nhượng đối với phần vốn góp này không phù hợp theo giá thị trường thì cơ quan thuế được ấn định lại toàn bộ giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển nhượng để xác định lại giá chuyển nhượng tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp chuyển nhượng.”

b) Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

c) Đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện kê khai, nộp thuế như sau:

Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài”.

  • Đối với vấn đề này, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 5113/TCT-CS năm 2023 như sau:

          Công văn 5113/TCT-CS 2023 chính sách thuế (luatvietnam.vn)

      2. Cách tính thuế TNDN

  • Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về phương pháp tính thuế như sau:

‘’1. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) ) x Thuế suất thuế TNDN’’

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam đối với các nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định; đối với các nước chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước mà doanh nghiệp đầu tư chuyển về có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.”

      3. Kết luận

  • Kết luận: Căn cứ các quy định nêu trên cá nhân mua lại vốn góp của doanh nghiệp nước ngoài phải có trách nhiệm kê khai, nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
  • Lưu ý kê khai thuế : Khi mua lại vốn góp của doanh nghiệp nước ngoài cần xác định giá chuyển nhượng phù hợp với giá thị trường. Trường hợp có căn cứ xác định giá chuyển nhượng không phù hợp với giá thị trường, Cục Thuế có thể kiểm tra, ấn định giá chuyển nhượng hoặc đề nghị tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp có thẩm quyền xác định giá chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng để làm căn cứ tính thuế.

 

Biên soạn: Nguyễn Bích Quỳnh- tư vấn viên

Bản tin chỉ mang tính chất tham khảo, để biết thêm thông tin cụ thể xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn VSA

Tầng 14, tòa nhà Việt Á, số 9, phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: huythanhle.vn@gmail.com

Website: https://auditingcompanyservices.com/

Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100050622464075

Hotline tư vấn: 0976.960.808

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *